*biên dịch và chỉnh sửa từ bài viết của Kaz Mirza*
Lịch sử đồng hồ nước Nga được định sẵn là sẽ có cuộc thay đổi lịch sử mãi mãi, vào đêm cách mạng 17-11-1917, đây là cột mốc mà những người thuộc tầng lớp lao động Nga sẽ tự lựa chọn tham gia một khóa học thí nghiệm xã hội to lớn, có tên là Chủ nghĩa Cộng Sản.
Đa phần người chơi đồng hồ ngày nay thường chỉ tập trung vào những chiếc đồng hồ có từ thời Liên Bang Xô Viết, họ quên rằng lịch sử phát triển của đồng hồ nước Nga cũng đã tồn tại qua nhiều thế kỉ, và gần như ngang bằng với khung thời gian so với phần còn lại của Tây Âu. Ngay dưới đây là những bản tóm tắt nhanh về lịch sử đồng hồ nước Nga thời kì tiền cách mạng!
1400-1600 : NHỮNG CỖ MÁY CƠ KHÍ ĐẦU TIÊN
Sự xuất hiện của các công cụ đo thời gian cơ khí đầu tiên ở Nga, cũng giống như những gì được thấy trên khắp Châu Âu lúc đó : Đồng hồ Tu Viện. Có nhiều bằng chứng kể về một thầy tu người Serbia, tên là Lazarb The Serb ( hoặc Lazar Serbin) đã tạo ra chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên ở Moscow, sau khi anh ta bị quân xâm lược Ottoman đưa từ Serbia sang lãnh thổ Nga.
tu sĩ Lazarb The Serb
tranh vẽ tháp đồng hồ của ông
Khoảng 100 năm sau, những chiếc đồng hồ tháp chuông, đồng hồ tháp trở thành địa điểm quan trọng trong các tu viện và pháo đài trên khắp nước Nga. Những tiếng chuông phát ra từ đây sẽ quyết định nên dòng chảy cuộc sống hàng ngày của người dân : từ nông nghiệp, tụ tập đông người, đến các hoạt động tôn giáo. Một tháp đồng hồ đáng chú ý nhất, cần được nhắc tới đặt ở tu viện Solovetsky nổi tiếng. Solovetsky nằm ở khu vực phía bắc nước Nga, nơi đây từng được coi là một trung tâm chính trị tôn giáo chính thống nổi tiếng bậc nhất thời xưa. Vào năm 1539, tháp đồng hồ đã được xây dựng tại đây như một sự thể hiện về vật chất và tinh thần cho toàn vùng. Nó có khả năng đánh chuông Quarter Hours, Half Hours, phân biệt ngày đêm riêng.
NHỮNG NĂM 1600 : THỜI KÌ ĐEN TỐI
Phải nói rằng, đây là một thời kì rất hỗn loạn ở nước Nga. Từ năm 1598 đến 1613, người dân Nga đã phải chịu đựng cảnh vô pháp vô thiên, mà sau này được gọi với cái tên lịch sử là ” time of troubles”. Sự kiện tai hại nhất là nạn đói khủng khiếp đã cướp đi 2 triệu sinh mạng chỉ trong 2 năm.
Trong thời gian này, nước Nga phải trải qua bất ổn chính trị, sự tàn phá xã hội lẫn kinh tế, sức mạnh quân sự bị suy yếu với những cuộc chinh phạt thất bại. Các cuộc giao tranh là chủ đề chính trên bàn của Sa Hoàng, và người dân bị buộc phải đóng những khoản thuế khủng khiếp để bổ sung cho những nỗ lực về mặt quân sự ngày một gia tăng. Mặc cho người dân chết đói ngoài đường, giới quý tộc vẫn ung dung sống và hưởng thụ. Và kĩ nghệ đồng hồ ở Nga lúc này cũng đi theo cùng một quỹ đạo với các nước khác ở Âu Châu : một thứ biểu trưng cho tiền bạc và quyền lực. Trong những năm 1600, Moscow đã chứng kiến sự gia tăng của các thợ kim hoàn và thợ thủ công chuyên nghiệp, sự tồn tại của họ là để phục vụ cho các tầng lớp quý tộc, đồng hồ ngày càng phức tạp hơn, tinh xảo hơn, trang trí đẹp hơn và đắt tiền hơn.
Tuy nhiên, sự thay đổi ở Châu Âu khi đó dần dẫn tới sự khác biệt so với Nga. Dân chúng ở Châu Âu được trải qua thời kì phục hưng văn hóa, nghệ thuật và đặc biệt là thương mại. Nó làm nổi lên chủ nghĩa ” Trọng Thương” – đặt thương mại lên hàng đầu. Sự giàu có được gia tăng mạnh và không chỉ rành riêng cho tầng lớp quý tộc, mà nó đã trở thành cơ hội cho mọi người, ai cũng có thể tìm kiếm cơ hội làm giàu. Sự thay đổi này báo hiệu gia tăng của tầng lớp mới, gọi là ” trung lưu” mà sau này sẽ là một lực lượng lớn ở Phương Tây.
Tầng lớp trung lưu mới chớm nở ở Châu Âu đã có thể chi trả cho những món đồ cao cấp, mà trước đây chỉ dành cho quý tộc. Tuy nhiên, ở nước Nga khi ấy không có trải nghiệm nào giống như Phục Hưng, và khoảng cách giàu nghèo vẫn rất lớn, tầng lớp trung lưu không nở rộ ở Nga, dân chúng nghèo hơn và phân cấp xã hội thì quá lớn.
NHỮNG NĂM 1700-1800
sự phân cấp xã hội trong thời gian này là rất lớn, mặc dù đồng hồ chỉ dành cho giới nhà giàu, ít phổ biến nhưng sự phức tạp thì vẫn được phát triển, những sản phẩm này nhận được nhiều ” ân sủng” từ quý tộc Nga và Sa Hoàng. Trong những năm 1700, đồng hồ Nga thường được trang trí bằng đồng mạ vàng, nó được coi như những món đồ trang trí trên bàn làm việc, một thứ đẳng cấp của nhà giàu, và cũng thường được làm quà tặng trao đổi của các quý tộc tại những bữa tiệc xa xỉ.
đồng hồ làm cho catherine
Vào cuối những năm 1700, Catherine đại đế cảm thấy rằng, nước Nga cần phải tập trung nhiều hơn vào kĩ nghệ chế tạo đồng hồ để có thể cạnh tranh tốt hơn với Châu Âu. Do đó, bà đã ra lệnh xây dựng kiêm giám sát 2 nhà xưởng chuyên dụng tại Moscow và St.petersburg, mục đích là để tạo ra những chiếc đồng hồ tinh xảo. Những sản phẩm này chủ yếu được sử dụng làm phần thưởng danh dự cho những người có công lao, tận tụy với nhà nước chuyên chế và cho các sự kiện đặc biệt. Các cơ sở này được xây dựng rõ ràng là để phục vụ cho tầng lớp quý tộc Nga.
catherine đại đế
ĐẦU NHỮNG NĂM 1900 : CÁCH MẠNG THÁNG 10!
Năm 1917, Sa Hoàng bị những người Bôn sê vích lật đổ, người ta gọi nó là ” cách mạng tháng 10″. Về cơ bản đây là câu trả lời cho những năm đói nghèo dưới ách thống trị của Sa Hoàng và quý tộc Nga. Những người Bôn Sê Vích cho rằng giới thượng lưu chỉ chăm chăm bòn rút của dân, tiêu pha lãng phí không cần thiết, khiến cho tiềm lực kinh tế đất nước đi xuống và ngăn cản nước Nga trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại.
Sau khi tiếp quản đất nước và tách ra khỏi hệ thống quốc tế một thời gian, Nga phải thiết lập lại sự kiểm soát nền kinh tế và xã hội. Nhiều phòng ban khác nhau được thành lập để xử lý hàng loạt các vấn đề. Một trong những bộ phận này là ủy ban quốc gia về cơ học chính xác, được thành lập vào đầu những năm 1920. Tất cả những doanh nghiệp nhỏ lẻ về đồng hồ cơ khí, trước đây từng phục vụ cho tầng lớp quý tộc đều nằm dưới sự kiểm soát của đơn vị này. Các cơ sở cũ sẽ duy trì hoạt động cho tới khi hết sạch nguyên vật liệu còn tồn đọng trước cách mạng.
Trước cộng sản, tất cả các bộ phận và máy móc sản xuất đồng hồ của Nga đều nhập từ nước ngoài. Người ta nhập khẩu tất cả các bộ phận riêng lẻ từ Thụy Sỹ và lắp ráp chúng trên đất Nga, cách làm này rất phổ biến vì nó giúp tránh được thuế nhập khẩu. Nhưng theo cách nghĩ của chính quyền cộng sản, sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài là một biểu hiện của căn bệnh yếu kém về kinh tế thời Nga Hoàng, không có khả năng tự lực và không có khả năng công nghiệp hóa. Họ nhận ra rằng, việc nhập khẩu hàng loạt những bộ phận từ Thụy sỹ không phải là cách làm bền vững cho dân Nga, do đó ngay khi chấm dứt xong các hoạt động sản xuất nhỏ như đề cập ở trên ( loại bỏ hết linh kiện tồn), chính phủ Nga đã đưa ra kết luận : đã đến lúc xây dựng một nhà máy sản xuất đồng hồ, nơi mà người ta có thể tạo ra mọi thứ theo phương thức in-house.
Việc hình thành nên một nhà máy như thế cũng có nghĩa, là đồng hồ cơ khí sẽ không còn là độc quyền của giới nhà giàu hay quý tộc, chính phủ cộng sản tin tưởng họ có thể san sẻ sản phẩm đồng đều cho mọi người, và từ giấc mơ ấy, một nhà máy đồng hồ đã được mọc lên, tên của nó là : nhà máy đồng hồ Moscow.