[Kiến Thức] Thế nào là Swiss Made?

 

Thế nào là Swiss Made? Những điều cần biết và cần hiểu?

Uhm, Như các đồng dâm, à quên, đồng chí đã biết, khái niệm SWISS MADE rất phổ biến cho những chiếc đồng hồ thuỵ sĩ hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn thuỵ sĩ. Nó thực ra rất đơn giản, nhưng tại việt nam hầu hết các tài liệu đề cập rất sơ sài và thậm chí là sai lệch, gây ra những hiểu lầm tai hại cũng như những tranh cãi không đáng có. vậy hôm nay thạch xin cung cấp cho anh em bài lược dịch cũng như các thông tin bổ sung về khái niệm này, để anh em có thể hiểu tường tận về nó.

Đầu tiên, Swiss made là một kí hiêu, một cách gọi để chỉ ra rằng : một sản phẩm được sản xuất ở thuỵ sĩ – hoặc hiểu sâu hơn, thực tế hơn là sản xuất theo tiêu chuẩn của thuỵ sĩ, hoàn thiện và chứng nhận tại thuỵ sĩ. Bắt đầu từ năm 2017, các tiêu chuẩn pháp lí là :
  • Đối với sản phẩm là thực phẩm : thì 80% trọng lượng và nguyên liệu thô, kèm chế biến chủ yếu phải được làm và lấy từ thuỵ sĩ
  • Đối với sản phẩm công nghiệp ( bao gồm cả đồng hồ) : thì 60% CHI PHÍ sản xuất và các bước sản xuất thiết yếu ( khâu lắp ráp chứng nhận cuối cùng đó anh em) thực hiện tại thuỵ sĩ
  • Đối với dịch vụ : trụ sở và bộ máy của công ti phải được đặt tại thuỵ sĩ
Nói về sâu xa một tẹo, cụm từ swiss made chính thức được phê chuẩn vào cuối thế kỉ 19, điểm đặc biệt của nó là hầu hết các quốc gia khác đều sử dụng cụm từ made in ( nước nào đó) . Và nó xuất hiện phổ biến nhất trên loại mặt hàng chủ lực của thuỵ sĩ đó là đồng hồ. Ngoài ra, luật pháp thuỵ sĩ trước đây cũng cho phép sử dụng một số cụm từ khác mà ta thường hay thấy chúng xuất hiện trên các dòng vintage đơn cử như :” suisse”( thuỵ sĩ trong tiếng pháp) , “produit suisse”, “fabriqué en suisse “, ” qualité suisse “ hoăc ” swiss”, ” swiss movement “. Có hai điều luật riêng biệt của thuỵ sĩ có liên quan đến việc áp dụng từ swiss made, luật đầu tiên áp dụng cho mọi loại sản phẩm thuỵ sĩ có tên là ” loi sur la protection des marques “ viết tắt là LPM. Từ điều 50 của luật này, cho phép người ta ban hành thêm một luật bổ sung khác vào ngày 23-12-1971, có tên là “ordonnance réglant l’utilisation du nom “suisse” pour les montres” , dịch ra có nghĩa là pháp lệnh quy định về việc sử dụng tên “swiss” cho đồng hồ. Văn bản của các bộ luật này viết bằng tiếng pháp – đức hoặc ý ( những ngôn ngữ chính thức của thuỵ sĩ)
Hiện nay, chúng ta căn cứ theo các tiêu chuẩn pháp lí hiện hành để xác định xem chiếc đồng hồ thuỵ sĩ được sản xuất có hợp pháp hay không. Các tiêu chuẩn này thay đổi liên tục theo thời gian và không phải lúc nào cũng được quy định trong bộ luật của quốc gia, do đó có nhiều chiếc đồng hồ cũ gán mác swiss made có thể không nhất thiết phải tuân theo pháp luật hiện hành ( dĩ nhiên) . Căn cứ vào pháp lệnh đồng hồ năm 1971, đồng hồ sẽ được xác định bằng kết cấu movement ( trừ đồng hồ treo tường , để bàn ) , sau đó căn cứ vào luật để “định nghĩa ” đồng hồ thuỵ sĩ hay không, và điều này phụ thuộc rất nhiều vào movement chiếc đồng hồ đó, luật pháp sẽ xem xét trong trường hợp nào thì movement đó có thể gọi là thuỵ sĩ. Cuối cùng là áp dụng kiểm tra các quy định khác để có thể gán mác thuỵ sĩ trên đồng hồ. Nói tóm lại hiểu một cách nôm na, một chiếc đồng hồ được coi là thuỵ sĩ khi nó có một movement làm ở thuy sĩ và khâu kiểm định chất lượng cuối cùng cũng diễn ra ở thuy sĩ.
Khi nói đến các tiêu chuẩn về thuỵ sĩ áp dụng trên đồng hồ, lưu ý và ghi nhớ rằng luật pháp không xác định rõ ràng thành phần có xuất xứ từ thuỵ sĩ ( ám chỉ nguyên vât liệu) nhưng nó cũng đã đăt ra một tiêu chuẩn tối thiểu cho một một chiếc đồng hồ thuỵ sĩ cần phải tuân theo, thường thì những thành phần của đồng hồ thực tế phụ thuộc vào…. thương hiệu và danh tiếng của hãng đó. Tất nhiên là hội đồng liên bang cũng đã phải có chút sửa đổi về pháp lệnh đồng hồ vào 29- 3- 1995 , bổ sung và giải thích về các nguyên vật liệu đến từ nước ngoài, được ra thông cáo báo chí rõ ràng. ( thực tế là nó có hiệu lực từ 1-1995). Thông tư này có quy định là : đồng hồ có vỏ và mặt số sản xuất ở nước ngoài thì vẫn có thể coi là đồng hồ thuỵ sĩ nếu như movement của nó được làm ở thuỵ sĩ và kiểm soát chất lượng ở thuỵ sĩ. Ngược lại, các hãng đồng hồ nước ngoài lấy linh kiện từ các công ty chuyên sản xuất linh kiện thuỵ sĩ thì giờ đây sẽ được phép nêu rõ rằng các sản phẩm của họ đến từ thuỵ sĩ ( đơn cử như swiss movement trên mấy anh máy tây tàu, từ này ngày xưa chỉ dành cho thuỵ sĩ thôi đấy các má)

 SWISS MADE THEO LUẬT PHÁP.

 
Ok ok, dông dài một hồi ở trên có lẽ các đồng chí anh em cũng lờ mờ hiểu được sự rối rắm của thằng này rồi. Bản thân cái bộ luật nó cũng dài bỏ bố ra chứ chẳng ngắn tẹo nào, nhưng người ta cũng đã góp gọn lại cho dễ hiểu về cái đồng hồ được cộp mác swiss made là thế này :
Một chiếc đồng hồ được coi là swiss made theo đúng luật là :
  • Movement của nó là thuỵ sĩ
  • Movement sản xuất tại thuỵ sĩ
  • Khâu kiểm tra kiểm định cuối cùng ở thuỵ sĩ
Điều quan trong nhất, một movement được coi là thuỵ sĩ nếu :
  • Movement được lắp ráp ở thuỵ sĩ
  • Được kiểm tra chất lượng bởi các nhà sản xuất thuỵ sĩ
  • Chi phí Các thành phần cấu thành nên movement được sản xuất ở thuỵ sĩ phải chiếm ít nhất 60 phần trăm tổng giá trị movement đó ( chứ đếch phải 60 phần trăm kết cấu movement như các con giời việt nam hay tuyên truyền nhé)

Quy định 60 % là từ 1-1-2017 ( trước đó chỉ có 50 %). Điểm này chính là cái khôn của thuỵ sĩ ,mà chính xác hơn là cái khôn của giới tư bản công nghiệp thuỵ sĩ. vì nó đánh trực tiếp vào lợi nhuận, xung quanh thuỵ sĩ vốn được bao bọc bởi các cường quốc về đồng hồ còn lâu đời hơn họ, bạn nghĩ sao nếu movement được sản xuất tới 90% Các bộ phận tại thuỵ sĩ mà chỉ có 1 đô la, trong khi 10% còn lại lấy từ bên đức ráp vào có giá….99 đô la?! Tức là làm thì nhiều mà lợi nhuận mất kiểm soát và chảy ra ngoài biên giới!Đó cũng chính là lí do mà họ phải đặt ra luật quy định chặt chẽ về phần trăm lợi nhuận, và nó lí giải luôn tại sao thuỵ sĩ nó thu vào lắm tiền thế, không chỉ đồng hồ nó làm cho nó để đem đi bán , mà nó còn gia công kèm thu tiền từ các hãng khác không phải thuỵ sĩ từ khắp nơi trên thế giới như trung quốc, nhật bản, mĩ, pháp, đức…vv…vv. Điều này vừa được tiền, vừa kiểm soát và thống kê được rất chính xác quy mô hoạt động từ các hãng đồng hồ khác mà ko cần tình báo công nghiệp. Đây cũng chính là lí do mà nhiều quốc gia lớn như tq hay nhật bản, đức phải gồng mình lên làm movement inhouse để tránh bị chi phối bởi ông thuỵ sĩ. Và tôi cũng khẳng định luôn với các bạn là quy định mới 1-1-2017, nâng mức tỉ lệ chi phí cấu thành từ 50 lên 60 phần trăm cũng là một chiêu moi tiền từ giới tư bản công nghiệp thuỵ sĩ , chứ chẳng có cái gì gọi là bảo vệ nền công nghiệp, bảo vệ tinh hoa thuỵ sĩ blab blab gì đó đâu. Chỉ vì tiền thôi.

MÂU THUẪN NỘI BỘ

Bản thân tại nước thuỵ sĩ, cũng có không ít thương hiệu lắp ráp đồng hồ tại trung quốc và xuất khẩu sang bắc mĩ, châu á và châu âu, vấn đề quan tâm chính yếu của họ là lợi nhuân chứ ko phải cái danh swiss. Những ông tướng này có thể gọi là thương hiệu thuỵ sĩ nhưng không thể được gọi là đồng hồ thuỵ sĩ đúng nghĩa được – loại này bày bán tràn lan ở tàu cũng như việt nam. Cái này anh em cần nghiên cứu kĩ về thương hiệu trước khi xuống tiền. Và một điều đặc biệt, là ở thuỵ sĩ viêc thành lập công ti ma rất dễ, vtv1 đã từng đăng tin này rồi, chỉ cần có tiền thì 5 phút sau bạn đã có 1 công ti với nhiều lựa chọn kinh doanh!Và ở trung quốc, có nhiều đại gia đã lợi dụng kẽ hở này để làm cái điều nhơ bẩn là hợp pháp hoá các danh để núp dưới đó bán những chiếc đồng hồ  không hẳn là chất lượng kém mà gọi là chất lượng không tương xứng với giá tiền. Loại này trên taobao với alibaba nhiều ko kể hết.
 
Bản thân pháp luật thuỵ sĩ vốn bị kêu là còn khá lỏng lẻo, còn giới tư bản công nghiệp lúc nào cũng gào thét đòi siết chặt. ( vì sao thì bạn biết rồi đó), vấn đề tăng chi phí cấu thành đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 2003, khi mà thuỵ sĩ chứng kiến các công ti nước ngoài ăn nên làm ra từ việc bán đồng hồ gán mác swiss made ( kiểu như hãng bulova) – cũng tức là doanh thu của các bố già công nghiệp cũng tăng theo – và quy luật rõ ràng cứ cái gì bán chạy và trở thành quá thiết yếu thì nó tìm cách tăng giá. Nói thật luôn là cái món lách luật kiếm tiền , các ông ở trung hoa đại lục chưa nghĩ ra thì các đại sư ở thuỵ sĩ – vốn có truyền thống làm giàu xuyên lục địa đã vẽ đường cho hươu chạy từ lâu rồi.
Bắt đầu đến 2007 thì mới ra chuyện, đứng đằng sau tất cả là liên đoàn công nghiêp đồng hồ thuỵ sĩ FH – liên minh của các ông lớn đã đề xuất một quy định mới, núp trên danh nghĩa bảo hộ nền công nghiệp đồng hồ nước nhà, đã dự thảo một cái giá cắt cổ là : tăng tổng chi phí cấu thành movement sản xuất tại thuỵ sĩ từ 50% lên đến…80 % cho đồng hồ cơ và 60% cho đồng hồ điên tử! người hưởng lợi rõ ràng là các ông trùm có nhà máy sản xuất movement trong liên đoàn, và ngay lập tức dự thảo này đã vấp phải một sự chống đối quyết liệt cả trong lẫn ngoài nước. Tại thuỵ sĩ, có khoảng 30 công ti đã hợp lực phản đối, vì bản thân họ là những công ti nhỏ, đồng hồ của họ cũng có nhiều thành phần vốn lấy từ ngoai nhập ( như trung quốc, nga, mĩ…) . Có nhiều người e sợ và chẳng dám tiết lộ danh tính, nhưng có một người đã dũng cảm dám công khai nói lên chính kiến, chính là ronnie bernhiem, CEO của hãng Mondaine, ông này cũng thừa nhận rằng đồng hồ của ông sử dụng mặt số và vỏ ngoại nhập – không phải thuỵ sĩ ( vẫn đúng luật 1995 ở bên trên nhé mấy cưng) , ông cũng từ chối tiết lộ nước xuất xứ cho các thành phần này.
 
Chính nhờ sự phản đối dũng cảm trên, mà cuối cùng bộ luật mới thông qua đã giảm xuống chỉ còn 60% chi phí cấu thành như chúng ta có ngày hôm nay. Nó được đề xuất một cách ngẫu nhiên tương ứng với tỉ lệ thường được sử dụng trong các hiệp định thương mại giữa thuỵ sĩ và liên minh châu âu.

TỔNG KẾT :đồng hồ gắn mác swiss made chưa chắc đã là đồng hồ thụy sĩ và ngược lai!

 
Trên đây là toàn bộ những gì mình muốn truyền đạt lại với các bạn về khái niệm swiss made, bạn thấy đó, nó không đơn giản một tí nào. Đằng sau những ngôn từ hào nhoáng như bảo hộ nền công nghiệp đồng hồ, hay bảo vệ nhãn hiệu, thì thực tế nó là những toan tính phức tạp mang tính lợi ích kinh tế của một một nhóm các ông trùm tư bản công nghiệp – số không nhiều những kẻ nắm trong tay dây chuyền và bí quyết sản xuất cỗ máy phức tạp nhất thế giới. Nếu thấy quá đau đầu vì những âm Mưu đằng sau, thì bạn chỉ cần ghi nhớ những nội dung cơ bản nhất để xác định đâu là đồng hồ có thể được gán mác swiss made,và lưu ý chút cho mình một số điểm mà người việt nam cả người bán lẫn người mua hay nhầm lẫn : phần trăm cấu thành movement ở đây là phần trăm về chi phí sản xuất tại thuy sĩ chứ không phải tương quan về vật liệu trong movement đó – mình đã giải thích ở trên, tiếp theo đó là đồng hồ thuỵ sĩ họ được phép sử dụng mặt số và vỏ nhập từ bên ngoài, và tiêu chuẩn thì vẫn phải đảm bảo vì khâu kiểm soát cuối cùng – quan trọng nhất là do bên thuỵ sĩ nắm giữ, được quy định cụ thể trong luật 1995 chứ ko phải lách luật nhe.đồng hồ nhãn hiệu thuy sĩ nhưng chưa chắc đã được sản xuất theo tiêu chuẩn thuỵ sĩ ( nhờ thằng khác làm, nó chỉ bỏ vốn) , đồng hồ trung quốc, nhật bản, mĩ vvv có thể gán mác swiss made, tức có nghĩa là đồng hồ có thể sản xuất theo tiêu chuẩn thuỵ sĩ nhưng chưa chắc đã là nhãn hiệu có nguồn gốc từ thuỵ sĩ.
Và cuối cùng, đừng có cái gì cũng đổ thừa cho trung quốc, hãy nghiên cứu thật kĩ nhãn hiệu mà mình muốn mua, đừng bao giờ tin vào những lời quảng cáo hào nhoáng, sẽ chẳng có ai chân thành thật lòng như những lời tôi đang với bạn. dân tộc trung hoa giỏi kinh doanh thât đấy, nhưng bản thân thuỵ sĩ vốn là một ông trùm đi buôn khét tiếng, và họ luôn dùng mọi thủ đoạn để khiến người tiêu dùng lẫn cả chính phủ tin rằng họ là người bị hại – mục đích cuối cùng chỉ là lợi nhuận mà thôi!

 

*biên dịch, tổng hợp và viết bởi LÊ HOÀNG THẠCH*